BẢN VẼ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Phần kết cấu thể hiện chi tiết kết cấu chịu lực của công trình từ móng đến mái nhà, về cách thi công cũng như phương án thi công:
Mở đầu cho phần bản vẽ kết cấu là những ghi chú chung nhất trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm: khoảng cách thép chịu lực của dầm, nóc thép chịu lực, cấu tạo của đai cột và dầm.
Tiếp theo là đến mặt bằng cũng như phần cấu tạo của móng nhà: Như chúng ta đã biết, có khá nhiều phương án thi công móng nhà. Chính vì vậy phải phù thuộc vào điều kiện của đất cũng như xem xét về độ phức tạp của công trình, trọng lượng mà móng nhà phải chịu để lựa chọn. Có thể là móng đơn, móng bè, móng cọc hoặc móng băng.
Phần mặt bằng để định vị cột và phần chi tiết cột: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được vị trí đặt cột cũng như khoảng cách giữa các cột với nhau là bao nhiêu. Phần chi tiết cột thể hiện kích thước cột, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo của cột.
Phần mặt bằng và phần chi tiết dầm sàn: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản của sàn. Phần chi tiết sàn thể hiện quy cách thép, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo của dầm.
Phần chi tiết cầu thang: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản cầu thang. Phải thể hiện quy cách thép, cách bố trí thép chịu lực và thép cấu tạo.
Phần chi tiết mái: ở phần này thì bản vẽ phải thể hiện được các kích thước cơ bản của mái nhà. Phải thể hiện quy cách mái, vật liệu chịu lực của mái.
Phần tổng hợp, thống kê về cốt thép.
o Mặt bằng định vị, bố trí cọc (nếu có).
o Mặt bằng định vị lưới cột.
o Mặt bằng móng, dầm móng, móng bó nền.
o Chi tiết móng, dầm móng, móng bó nền.
o Mặt bằng cấu kiện các tầng, mái.
o Chi tiết cắt, dầm, sàn, mái.
o Chi tiết cầu thang.
o Mặt bằng lanh tô các tầng.